Hướng dẫn cắt tỉa cây lựu bonsai đẹp
Cây lựu không chỉ là loại cây ăn quả được nhiều người ưa thích mà nó còn có thể trồng tại nhà để làm cảnh, trang trí cho nhà thêm xinh xắn và ấm áp. Nó còn có tác dụng trồng làm cây phong thủy nhất định, nếu bạn đang sở hữu một chậu lựu với những chùm hoa rực rỡ có nghĩa là bạn đang nắm giữ trong tay những điều may mắn, những niềm vui và tài lộc đầy nhà.
Quả lựu là một trong những loại trái cây chứa nhiều hợp chất có lợi nhất cho sức khỏe. Trồng lựu tại nhà hay ở chỗ nó không tốn quá nhiều thời gian chăm sóc mà kỹ thuật cắt tỉa cây lựu cũng không quá khó chỉ cần làm đúng phương pháp chú ý tạo tán đốn tỉa hợp lý là bạn có thể đem lại chậu kiểng đẹp để trong nhà. Sau đây, Làm thợ muốn chia sẻ với mọi người kĩ thuật cắt tỉa cây lựu mang hiệu quả cho cây kiểng nhà bạn.
Để có kết quả tốt nhất, hãy bắt đầu hạt lựu trong nhà vào đầu mùa đông, để chúng có một vài tháng để phát triển trước khi vào mùa đơm hoa, kết quả. Khi trồng, tùy vào điều kiện của gia đình mà chọn một trong hai loại lựu là cây làm cảnh và cây cho quả.
1. Chuẩn bị dụng cụ
Dụng cụ không thể thiếu trong bước cắt tỉa cây lựu đó là kéo chuyên dụng cắt tỉa cành cây để cây cảnh trong gia đình bạn hoàn thiện hơn mang lại không gian thoáng mát dễ chịu. Dù là loại nào thì đều có tác dụng thanh lọc không khí cũng như mang ý nghĩa phong thủy. Lựu càng sai quả thì vận may mang đến càng nhiều, đặc biệt về đường con cháu.
2. Tiến hành cắt tỉa cây lựu
Cách trồng
Cây lựu có thể trồng bằng hạt. Tuy nhiên cây lâu có trái và không kinh tế. Cây lựu có thể trồng bằng chiết nhánh, cách trồng này rất phổ biến vì cây lưu rất nhanh ra rễ. Nếu bó nhánh ra hoa rồi, đem trồng, sẽ phát triển đều, tiếp tục cho quá ngay.
Cây lựu có thể trồng bằng chiết con vì cây tựu nhảy rất nhiễu con, chiết vào mùa mưa sẽ có kết quả cao. Việc bón phân cho cây lựu cần thận trọng vì ảnh hưởng đến quả, khi chín phân đạm không được bón nhiều vì khi quả chín, nứt nẻ mất giá trị.
Chăm sóc
Mùa đông bón phốt phát (phosphate), mùa thu bón scories từ 500 đến 800g sau khi xới đất kỹ, để phân ngấm sâu xuống đất, rễ hấp thụ (hút vào và tiêu thụ) nuôi thân, cành, chồi hoa chồi lá. Phèn super phốt phát bỏ vào cuối mùa đông mỗi gốc 300 – 500g.
Kĩ thuật cắt tỉa cây lựu
Với người trồng cây lựu như cây cảnh thì mới cắt sửa, tạo dáng khi cây lên cao, cắt xuống cách đất 20 – 30cm (2 – 3 tấc) chừa lại 2 – 4 nhánh để làm sườn cây, rồi lại cắt, uốn theo sỡ thích.
Còn với người trồng để làm kinh tế thì chỉ cắt những nhánh yếu ớt, chừa những nhánh khỏe mạnh, sẽ cho quả to.
Cắt ba nhánh để ra các cành to, khỏe sẽ cho năng suất cao hoàn toàn khác với việc cắt sửa để tạo dáng của nghệ nhân chơi cây cảnh.
Cách để cây lựu ra nhiều hoa
Ánh sáng phải đầy đủ: Cây lựu là loài cây ưa ánh sáng và nhiệt độ cao nhưng không chịu úng nước nên cần chú ý độ ẩm đất. Trong kỳ hoa nở cần khống chế lượng nước tưới, nếu thấy đất trong chậu quá khô cần phải tưới ngay.
Bón phân hợp lý: Cây lựu ưa phân bón, tuy nhiên với cây lựu trồng trong chậu không nên bón nhiều phân đạm , làm cho cành mọc dài, cây không ra hoa kết quả. Trong mùa sinh trưởng ta nên bón bổ sung cho cây (15-20 ngày bón một lần) các loại phân có nguồn gốc hữu cơ, phân trùn quế, phân dơi… rất tốt để bón cây lựu.
Trước khi cây ra nụ ta chọn phân NPK có tỉ lệ P và K cao để xúc tiến việc hoa nở và đậu trái. Tỉa cành vừa phảiCần tỉa bớt những cành dày, yếu, để tập trung dinh dưỡng vào cành khỏe, làm cây có dáng đẹp. Đến kỳ ra hoa, cần áp dụng biện pháp thúc chồi bằng cách tỉa cành hoặc vặt bỏ chồi ngọn.
>> Chia sẻ hữu ích: Hướng dẫn trồng cây lựu đỏ lùn trong chậu làm cảnh tại nhà
Nguồn internet
Xem thêm:
>> 10 loại cây cảnh được ưa chuộng chưng Tết đón tài lộc
>> Cách phân biệt lựu Ấn Độ, lựu Tây Ban Nha và lựu Peru
>> Cây lựu cây ăn quả và làm cảnh rất đẹp
>> Những loại cây trồng trong chậu trĩu quả
>> 10 loại cây cảnh được ưa chuộng chưng Tết đón tài lộc
>> Cách phân biệt lựu Ấn Độ, lựu Tây Ban Nha và lựu Peru
>> Cây lựu cây ăn quả và làm cảnh rất đẹp
>> Những loại cây trồng trong chậu trĩu quả
Leave a Comment